PHONG THỦY SÂN VƯỜN THEO NGUYÊN TẮC NGŨ HÀNH
Sân vườn tiểu cảnh là nơi cần được hỗ trợ, bồi bổ cuộc sống, hoán chuyển, thanh lọc môi trường cho các thành viên. Sân vườn xưa hay nay đều được thiết kế theo nguyên tắc ngũ hành: Sơn (núi), Mộc (cây cỏ), Thủy (nước) và Thổ (đất). Phong thủy sân vườn tiểu cảnh mang lại sự hài hòa cân đối về thiên – địa – nhân giúp con người có một không gian sống hoàn hảo nhất. Với không gian hẹp, thì một “góc” nhỏ bố trí tiểu cảnh hợp phong thủy cũng đã mang lại lợi ích “lớn” cho toàn bộ thành viên trong gia đình.
Sơn
Sơn hay còn gọi là núi giả hay còn gọi là núi nhân tạo thường được thấy trong nhiều nhà vườn biệt thực hiện nay. Thường được dùng từ các loại đá: loại lớn từng mảng làm đường đi, hoặc làm vách ngăn; loại nhỏ hơn và có hình dáng đặc biệt sẽ được bố trí làm hòn non bộ…
Đá núi thường được đặt hoặc xây dựng ở các vị trí phía Tây hoặc Bắc, tạo nét tương phản âm dương với hồ nước thường đặt ở phía Nam hoặc Đông.
Thủy
Thủy hay còn có nghĩa là nước, theo phong thủy thì nước mang lại năng lượng, mang lại sự luân lưu tuần hoàn và phản chiếu cũng như thu hút vạn vật từ vũ trụ. Nước luân hồi mang theo khí, nước có khả năng cuốn hút và thu nạp. người xưa cho rằng nước tượng trưng cho tài lộc, ở đâu có nước thì ở đó có tiền.
Thổ
Hành thổ (trong vườn) được dẫn dắt theo các lối đi hoặc đất, chất liệu chính để “trụ”, “giữ” mọi thứ trên quả đất này và trong vườn nó sẽ là nền tảng dẫn dắt cho khí lưu thông. Những nơi có lá vàng nhiều, vào mùa thu chẳng hạn, cũng tạo nền móng cho hành thổ phát huy tác dụng nuôi dưỡng và dẫn dắt, tái tạo “mùa sau”.
Mộc
Trong sân vườn tiểu cảnh, việc trồng cây cối, hoa cỏ cho một khu vườn dù lớn hay nhỏ rất quan trọng trong không gian sống của bạn. Đặc biệt, màu sắc và hình dáng (loại cây) phải được chú ý vì vừa là vật thể sống động tạo ra khung cảnh tươi đẹp và hòa hợp quan hệ giữa con người và năng lượng sống từ thiên nhiên tạo cảm giác thích thú cũng như thoải mái theo mong muốn sở thích của chủ nhà.
Thảo một là màu sắc và hình dáng thể loại, nhìn bằng con mắt: Ngũ Hành. Và trong vườn thì không nên để bất cứ một “thiên cực” nghĩa là mọi khu vực trong vườn mang tính đồng đều căn bằng nhau, không có chỗ nào quá nổi trội với chỗ nào. Màu xanh của lá cây chiếm giữ cảnh quan một cách hữu hiệu nhất trong khu vườn. không thể chối cãi vị trí thống lĩnh độc tôn của cây cỏ trong vườn thì tất cả thảo mộc đều là hành mộc nhưng hình dáng và màu sắc của chúng có thể gợi đến một hành khác.
Như vậy đặc thù của cây cối, thảo mộc thuộc hành mộc là các loại cây có hình trụ và các giàn đỡ, cột chống bằng gỗ. Thậm chí các cột trụ ngày nay, dù làm bằng cốt thép nhưng người ta vẫn cố tạo dáng để nhìn vào giống như một thân gỗ mọc tự nhiên, dĩ nhiên cũng được coi như mộc.
Hỏa
Những cây nào có hình dáng đâm thẳng lên phía trên, lá kim hoặc hoa màu đỏ, hoặc giữa lá có đốm đỏ, hoặc cây theo dáng kim tự tháp (trắc bá diệp, tùng…) đều là hành hỏa. Hỏa rất mạnh số với các hành khác cho nên phải lưu ý để tạo sự hài hòa, vì nếu thái quá sẽ làm cho sự nóng nảy, bực bội kéo đến nhiều hơn mà không còn là thư giãn dù ở trong sân vườn tiểu cảnh của gia đình bạn.
Kim
Các loại cây có vòm, tán lá rộng, và các khối hình cong tròn, hình vòm từ nhà cho đến vườn cũng đều mang dáng dấp của hành kim. Những khoảng màu trắng nhỏ hai bên lối đi tạo ra cảm giác ấm cúng và sinh động, làm cho tâm trạng của mọi người hưng phấn, dễ chịu hơn.
Phong thủy vốn là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong không gian sống của con người hiện đại hiện nay, không chỉ mang lại sự cân đối, hài hòa trong không gian sinh hoạt hàng ngày mà nó còn góp phần mang đến sự thoải mái, hợp hoa học nghiên cứu giải trí.
Nguồn: theo Đại Phá