Kinh nghiệm chọn đá làm bàn bếp

Kinh nghiệm chọn đá làm bàn bếp cực hữu ích bạn cần biết

Trên thị trường hiện nay có nhiều mẫu đá làm mặt bếp với đủ chủng loại, giá thành. Tuy nhiên, một số loại đá nhanh ố, rạn nứt, vỡ… sau một thời gian sử dụng. 

Đá làm mặt bếp không chỉ giúp tăng độ thẩm mỹ của ngôi nhà, còn giúp gia chủ thêm hứng thú chuẩn bị những bữa ăn canh dẻo, cơm ngọt, gắn kết gia đình.

Ngày nay, các loại đá làm bàn bếp vô cùng đa dạng, nhiều mẫu mã, phù hợp với từng diện tích nhà khác nhau với giá thành từ đắt đến rẻ.

Trong đó, việc lựa chọn mặt đá cũng là khâu quan trọng nhưng ít ai để ý đến.

Anh Cấn Xuân Hùng (Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) – một người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đá làm bàn bếp nhiều năm chia sẻ, mặt đá có tác dụng cho bếp sạch sẽ, đảm bảo độ bền của tủ.

Dựa trên những trải nghiệm thực tế, anh đưa ra một số lưu ý về lựa chọn đá tủ bếp. “Thông tin tôi nêu ra dựa trên kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế của cá nhân và không mang tính chất, quan điểm áp đặt bất kỳ sản phẩm nào”, anh nhấn mạnh.

  1. Một số loại đá nhân tạo chất lượng tốt:

Yêu cầu: Đá có đủ cứng để chịu lực, bền với tác động hóa chất, độ bóng cao, hoa văn phong phú, an toàn với thực phẩm.

1) Đá Cambria của Mĩ là một trong những loại đá nhân tạo tốt nhất thế giới, đứng đầu ở Mĩ. Với đầy đủ phẩm chất của đá thạch anh, ngoài ra hoa văn không khác nhiều so với đá tự nhiên. Cambria có giá bán rất cao và được bảo hành trọn đời sản phẩm.

2) Đá Vicostone là lựa chọn tốt nhất ở Việt Nam, thương hiệu có tên tuổi tại các thị trường Mĩ, châu Âu. Với 5 nhóm đá từ định dạng hạt cơ bản, đến hoa văn phức tạp giúp khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp túi tiền từ đắt tới rẻ.

Đá Vicostone rẻ nhất hiện tại là nhóm A với mức giá 4.200k/md (md=mét dài), cho đến đắt nhất là nhóm E (10.500k/md).

Giá quy đổi về mét dài tham khảo từ 2.700k/md – 6.700k/md. Tùy các đợt khuyến mại của Vicostone, khách hàng có thể được hưởng chiết khấu từ 5-30% trên giá niêm yết.

3) Đá Casla Quartz là thương hiệu mới nhưng là loại đá chất lượng tốt tương đương Vicostone vì cùng dây chuyền công nghệ Brenton như của Vicostone và mới hơn của Vicostone, cái còn thiếu của họ là thương hiệu và kinh nghiệm, mẫu mã thì hiện tại đang có 18 mẫu. Giá tham khảo từ 2.400k/md -4.500k/md.

4) Đá Phú Sơn mẫu mã phong phú chỉ sau Vicostone, một vài mẫu nổi bật như PQ270, PQ138, PQ168, PQ268, PQ900, PQ168, PQ243 (màu nâu). Giá tham khảo từ: 2.400k/md-3.500k/md.

5) Đá Vina Quartz bắt đầu ra mắt khách hàng từ năm 2019 và đang cố gắng cải tiến không ngừng về chất lượng, mẫu mã cũng đang ngày càng phong phú hơn. Giá tham khảo từ 1.800k/md-2.800k/md.

6) Đá thạch anh Khang Minh: Hàm lượng thạch anh cao, hoa văn dạng hạt khá bắt mắt. Nhược điểm là khổ đá nhỏ nên sẽ có nhiều mối nối với các mặt bếp dài trên 1.6m.

  1. Không nên làm các loại đá nhân tạo thường, nhân tạo dòng trắng sứ dẻo/ròn:

– Đá nhân tạo thường, nhân tạo vân 3D: Những loại này chỉ phù hợp với ốp mặt đứng trong nhà. Khi sử dụng làm mặt bếp rất dễ bị thấm ố, dầu mỡ nóng bắn vào làm mất độ bóng và không thể phục hồi bề mặt. Những loại đá này khi mới làm xong hình thức rất bắt mắt nhưng nhanh chóng xuống cấp sau thời gian sử dụng nếu khách hàng không giữ gìn thật cẩn thận. Giá tham khảo từ 1.200k/md trở lên.

– Đá trắng sứ dẻo/cứng cũng thuộc danh mục này và bạn không nên làm mặt bếp. Vì đây là loại đá có màu trắng đẹp nhất, độ bóng cực tốt. Tuy nhiên tính chất đá ròn nên tỉ lệ bị nứt sau một thời gian sử dụng là 50-50.

Các vị trí bị nứt thường xuất phát từ lỗ cắt chậu rửa, bếp từ, nhất là cắt không đúng kỹ thuật, lỗ cắt không được khoan mồi ở 4 góc. Vết nứt cũng có thể xuất hiện khi tấm đá bị khóa cứng theo các chiều. Hoặc mặt đá bị đặt đồ nóng lên, hoặc băm chặt vừa gây ra lực tác động đủ lớn trên mặt đá đều có thể là nguyên nhân gây ra nứt. Đây là loại đá chất lượng chưa phù hợp để làm mặt bếp.

III. Không nên làm Solid Surface Hàn Quốc, Mĩ:

Loại đá này có tính thẩm mĩ cao do uốn cong được và gần như không thấy mối nối.

Tuy nhiên, với ưu điểm như thế thì nó có nhược điểm đi kèm là chống xước kém. Mặc dù có thể đánh bóng lại như mới, nhưng mỗi khi đánh bóng gây ra bụi, mất vệ sinh.

Dòng này theo quan điểm của anh Cấn Xuân Hùng, chỉ nên dùng làm bàn quầy lễ tân, bàn bar, quầy làm việc của các văn phòng, khách sạn, nhà hàng….

Nếu lấy loại này làm mặt bếp cần lưu ý khách hàng sử dụng hết sức cẩn trọng.

  1. Nên làm các loại đá Granite dạng hạt:

Các loại đá như Granite Kim sa trung, Nâu Anh quốc, Đen Ấn Độ, Xanh Ấn Độ…

Màu sắc của nó khá cổ điển và nhìn chung không còn hợp với các thiết kế nội thất phong cách hiện đại nữa. Kể cả là cường độ đá rất tốt, rất cứng nhưng vẫn không bền bằng đá Quartz, do tính cứng thiên về cứng ròn chứ không cứng dẻo như Quartz, vì thế dùng một thời gian có thể bị om rạn, nứt, nhất là các vị trí khoét lỗ nếu không được thi công đúng kỹ thuật. Đơn giá tham khảo từ 1 triệu/md trở lên.

  1. Không nên làm các loại đá Marble:

Đây là loại đá tự nhiên đẹp nhất, mang đúng vẻ đẹp tự nhiên của đá nhưng do tính chất vân của đá Marble nên nó không đủ cứng, và dễ thấm ố khi sử dụng làm mặt bếp.

  1. Nên làm các loại Đá tự nhiên như đá Granite Brazil:

Độ bóng siêu tốt, hoa văn đặc sắc dành cho những khách hàng thích ấn tượng nổi bật. Khả năng chống thấm ố tương đối tốt vì công nghệ làm keo bề mặt siêu tốt của loại này.

Về tổng thể, dòng này dùng làm bếp vẫn không tốt bằng đá nhân tạo gốc thạch anh. Dòng này không nên băm chặt trên bề mặt. Mức giá tham khảo từ 2.500k/md – 10.000k/md.

Ngoài ra, một loại rất giống đá Granite Brazil, tầm giá trên dưới 2 triệu/md, rất dễ lẫn lộn với đá Brazil là đá Granite vân Ấn Độ. Tuy nhiên công nghệ phủ keo bề mặt kém hơn dòng đá Brazil nên khả năng xuất hiện các vết om rạn cao, và khả năng chống thấm ố cũng kém hơn. Dòng này có thể cân nhắc trong một số trường hợp cụ thể, loại đá cụ thể để làm mặt bếp.

Nguồn https://vietnamnet.vn/

0932 770 838