Các loại móng cơ bản nên biết trước khi xây nhà

Khi xây nhà mới, cải tạo nhà hay sửa chữa liên quan đến gia tăng tải trọng thì yếu tố móng nhà là yếu tố rất quan trọng và cần được lưu ý. Móng có vai trò nâng đỡ cả công trình, quyết định đến độ bền vững, thời gian sử dụng và giá thành của ngôi nhà. Một ngôi nhà chẳng thể vững vàng được nếu thiếu đi hệ thống móng.

Móng hoặc móng nền là phần xây dựng nằm cuối cùng của các công trình như nhà, đập nướng, cầu. Móng có chức năng chính là chịu tải trọng tĩnh/động của toàn bộ công trình truyền xuống và phân tán tải trọng này xuống nền. Việc lựa chọn, thiết kế và thi công móng trong quá trình xây nhà cho phù hợp nhằm đảm bảo công trình không bị lún, nứt hay đổ vỡ.

Việc phân loại được móng công trình giúp chúng ta có thêm hiểu biết và kiến thức để phân biệt và đánh giá những loại có hiệu quả phù hợp với công trình. Dựa vào tính chất tầng đất, tải trọng, chiều cao công trình sẽ quyết định dùng loại móng nào cho phù hợp và đảm bảo an toàn. Ví dụ, với những công trình nhà ở quy mô nhỏ, thấp tầng như nhà cấp 4, biệt thự hay nhà phố thì phần nền móng không cần quá phức tạp, trừ khi nền đất quá yếu. Tuy nhiên, nếu xây dựng những công trình cao tầng như cao ốc, nhà chung cư thì phần nền móng sẽ phức tạp hơn rất nhiều từ khâu thiết kế cho tới thi công.

Phân loại móng dựa theo độ nông, sâu

Móng công trình được phân loại thành móng sâu và móng nông dựa vào độ sâu chôn vào đất. 

Móng sâu phù hợp với những công trình có tải trọng lớn nhưng phải có nền đất thật tốt nằm ở tầng sâu; là loại móng không cần đào hố móng hoặc chỉ cần đào một phần, sau đó hạ đưa móng xuống độ sâu đã thiết kế, thường được hiểu là móng cọc.

Móng cọc: loại móng gồm có cọc và đài cọc, được dùng để truyền tải trọng của toàn bộ công trình xuống nền đất tốt bên nằm sâu bên dưới. Khi xây dựng, thợ xây sẽ đóng, hạ những cây cọc xuống tầng đất sâu để tăng sức chịu tải cho móng. Ngày nay, cọc bê tông cốt thép trở nên phố biến hơn nhờ khả năng chịu được tải trọng lớn và bền vững thay vì dùng cọc tre, cọc cừ tràm như trước đây.

Móng cọc – savilla.vn

Móng nông là những móng xây trên hố đào trần, sau đó lấp lại. Chiều sâu chôn móng khoảng dưới 2÷3m, trong trường hợp đặc biệt có thể sâu đến 5m. Móng nông thích hợp với những công trình có quy mô nhỏ như. Nhà cấp 4, nhà lầu từ 1 đến 5 tầng cà được xây dựng trên nền đất tốt. Hoặc nếu nền đất yếu thì gia cố bằng các loại cọc gỗ như cừ tràm hoặc cọc bê tông cốt thép để tăng độ cứng cho nền đất. Móng nông được phân chia thành các loại móng như sau:

– Móng băng (móng liên tục): thường là một dải dài, nằm một mình hoặc giao cắt với nhau thành hình chữ thập để nâng đỡ hàng cột hay tường; thuộc loại móng nông. Móng băng được ứng dụng phổ biến trong việc xây nhà hơn cả vì nó lún đều và dễ dàng thi công hơn nhiều so với các loại móng đơn. Phải dùng loại tốt hơn với hồi nhà so với móng băng ở tường ngăn hay dọc nhà. Khi thi công, người ta đặt móng băng cùng chiều sâu vì vậy phải đặt móng băng ở hồi rộng hơn. Trong xây dựng nhà, móng băng có thể là móng mềm, móng cứng hoặc móng kết hợp.

Móng băng – savilla.vn

– Móng bè (móng bản, móng toàn diện) trải rộng dưới toàn bộ công trình với hiệu quả làm giảm áp lực của công trình trên nền đất; là loại móng nông, được sử dụng ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu hoặc dùng cho những công trình quá lớn, chịu tải trọng nặng.

Móng bè – savilla.vn

Móng đơn hay thường được hiểu là móng cột, đế cột, móng trụ, móng độc lập. Đây là loại móng chịu một cột lớn hoặc một chùm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực và được sử dụng để gia cố hoặc xây dựng trong các công trình có tải trọng tương đối nhẹ như nhà dân sinh, nhà kho hay nhà từ 1 đến 4 tầng,… Lưu ý nền đất khi xây dựng móng đơn phải ổn định và có độ cứng tương đối.

Móng đơn – savilla.vn

Móng đơn có 3 loại là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp và nằm riêng lẻ. Móng đơn có thể có nhiều hình dáng khác nhau như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. Tùy vào công trình mà hình dáng móng đơn sẽ khác nhau.

Móng đơn là móng dễ thi công và có chi phí thấp nhất trong các loại móng xây dựng. Nhiều khu vực có nền đất yếu vẫn có thể làm móng đơn bằng cách gia cố nền đất bằng cách đóng cừ tràm, cọc tre hoặc cọc bê tông.

Bên cạnh đó còn có những cách phân loại khác:

Phân loại theo hình thức chịu lực

– Móng chịu tải lệch: loại móng có kết cấu đặc biệt nên hợp lực các tải trọng không đi qua trung tâm của mặt phẳng đáy móng. Móng chịu tải lệch phù hợp với các khu vực hiểm trở như giữa nhà mới và nhà cũ, khe lún…

– Móng chịu tải trọng đúng tâm: đảm bảo hướng truyền lực thẳng từ trên xuống vào đáy trung tâm. Vì vậy, móng đáp ứng được yêu cầu chịu lực tốt và lực được phân phối đều dưới đáy móng.

Phân loại theo cách chế tạo

Dựa vào cách chế tạo mà phân biệt thành 2 loại là móng lắp ghép và móng đổ toàn khối.

– Móng lắp ghép: là loại có các cấu kiện được chế tạo sẵn sau đó vận chuyển đến công trường để lắp ghép. Móng có chất lượng tốt và được cơ giới hóa nhưng không được phổ biến do sự phức tạp trong quá trình vận chuyển.

– Móng đổ toàn khối: vật liệu chính của móng này là bê tông đá hộc, bê tông và bê tông cốt thép được sử dụng phổ biến cho nhiều loại công trình.

Phân loại móng theo độ cứng

– Móng mềm: móng có thành phần gồm những vật liệu chịu lực, nén và uốn. Vì vậy, tải trọng tác động lên đỉnh móng bao nhiêu thì ở dưới đáy vẫn bấy nhiêu. Nếu bạn áp dụng giải pháp lắp ghép thì đây là loại móng giúp tiết kiệm vật liệu và rút ngắn thời gian thi công.

– Móng cứng: được tạo ra từ các vật liệu chịu lực đơn thuần như móng bê tông, móng gạch, móng bê tông đá hộc, móng khối đá hộc. Loại móng này phù hợp với những khu vực có mạch nước ngầm ở dưới sâu.

Phân loại móng theo đặc tính của tải trọng

– Móng chịu tải trọng động: gồm móng cầu trục, công trình cầu, móng máy.

– Móng chịu tải trọng tĩnh: gồm móng nhà, công trình chịu tải trọng tĩnh.

Phân loại móng theo vật liệu

– Móng gỗ: có tải trọng nhỏ, tuổi thọ ngắn nên ít được sử dụng, chỉ phù hợp để xử lý nền đất yếu hay dùng cho những công trình tạm thời.

– Móng gạch: sử dụng cho những công trình có tải trọng nhỏ, trên nền đất tốt, nơi có mực nước ngầm nằm sâu bên dưới.

– Móng đá hộc: có cường độ lớn, thường được ứng dụng ở những vùng có sẵn vật liệu.

– Móng thép: ít được sử dụng vì chất liệu thép dễ bị nước trong đất và nước ngầm xâm thực làm han gỉ.

– Móng bê tông và bê tông cốt thép: móng này có cường độ cao, tuổi thọ lâu và được ứng dụng phổ biến trong ngành xây dựng.


CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC XÂY DỰNG PHỐ XINH

ĐỊA CHỈ: 285/100 CMT8, PHƯỜNG 12, QUẬN 10, TPHCM

HOTLINE: 082.3333.123 | 0932 770 838 (MR. HÙNG)

EMAIL: kientrucxaydungphoxinh@gmail.com

FACEBOOK: https://www.facebook.com/kientrucxaydungphoxinh/

 

 

 

0932 770 838